Các bạn sẽ đặt câu hỏi tại sao cần phải thêm địa chỉ IP cho card mạng chứ? Cùng lắm là gắn 2 card mạng thôi. Nhưng có một vấn đề thực tế trong việc in ấn qua mạng. Đó là các máy in, card mạng thường có những dãy địa chỉ IP không giống ai có thể khác cả Class. Ví dụ Modem ADSL của bạn cấp IP cho máy bạn với địa chỉ là 192.168.1.254 trong khi địa chỉ mạng của máy in lại là 10.0.0.2 thì các bạn phải làm sao? Có một cách đó là thay đổi cấu hình địa chỉ IP của máy in để máy in lấy IP từ DHCP nhưng nếu điều này không thực hiện được thì quả là khá khó khăn.
Đối với Ubuntu thì phần giao diện Network-admin lại không có sẵn chức năng đó. Vì vậy các bạn phải sửa lại bằng tay (chú ý các bạn nên sao lưu những gì mình sẽ thay đổi trước khi thay đổi).
Trước tiên bạn phải biết card mạng của bạn là cái gì mới được.
Trong terminal bạn gõ lệnh
ifconfig
Lúc này các thông số về các card mạng của bạn đã được liệt kê ra. Thường thì nếu chỉ có 1 card mạng tên card mạng sẽ là eth0 (trong bài viết mình sẽ sử dụng eth0 các bạn có thể thay đổi cho phù hợp) nếu có nhiều card mạng thì bạn có thể phân biệt chúng bằng địa chỉ IP.
Tiếp theo cần thêm cho card mạng của bạn một địa chỉ IP khác
Gõ lệnh
sudo gedit /etc/network/interfaces
Sau khi nhập password nội dung tập interfaces sẽ hiện ra.
Tập tin này lưu giữ những cấu hình về IP của bạn. Tuy nhiên nếu đang sử dụng Roaming mode thì bạn sẽ không thấy các thông số IP eth0 tuy nhiên bạn vẫn có thể thêm vào 1 interfaces với một địa chỉ IP khác.
Giả sử mình muốn thêm vào cho eth0 mình một IP mới là 182.11.2.87 mình sẽ thêm vào cuối tập tin interfaces
iface eth0:1 inet static
address 182.11.2.87
netmask 255.255.0.0
network 182.11.2.0
gateway 182.11.2.1
auto eth0:1
với eth0:1 là tên gọi mới của Interfaces. Để thêm 1 IP khác bạn chỉ việc thêm 1 cái eth0:2 với các thông số khác là được, address là ip của bạn, Vì địa chỉ IP này thuộc lớp B nên subnet mask sẽ là 255.255.0.0 địa chỉ này thuộc mạng 182.11.2.0
Sau đó lưu file này lại.
Cuối cùng bạn cần cho Ubuntu nhận biết sự thay đổi của tập tin interfaces bằng cách khởi động lại network bằng lệnh.
sudo /etc/init.d/networking restart
lúc này khi bạn xem lại thông số cấu hình mạng của bạn sẽ thấy một phần mới đó chính là eth0:1
Bây giờ bạn đã có thể ping được địa chỉ IP mới này.
Powered by ScribeFire.
Bài viết rất hữu ích và đã giúp được mình rất nhiều. Cám ơn bạn!
thanks
mình cũng làm được rồi
Thanks bro nhieu, rat can thiet.
:Cool: nhưng còn thiếu chú thích nên dễ bị hiểu lầm quá. Trường hợp này bạn add 2 ip thuộc 2 subnet khác nhau cho một card mạng và 2 subnet này không có yêu cầu “thấy” nhau.
Tuy nhiên, hình dung nếu bạn muốn 2 subnet này thông nhau thì thế nào. Không thể gán 2 “default-gateway” cho cả 2 ipadd trên máy mà phải dùng route. Bạn có thể gán 1 DG thôi, cái còn lại dùng lệnh. Nếu dùng lệnh cho ip thứ 2 chẳng hạn, bạn có thể xem thêm lệnh route add. Tuy nhiên, lệnh này phải mần lại mỗi khi bạn restart máy hay restart networking service. Bạn cũng có thể thêm nó vào /etc/rc.local nhưng cũng chỉ giải quyết không hết các trường hợp. Dùng cách sau: thêm vào file /etc/network/interface hai dòng sau:
up /sbin/route add -net 192.168.0.0/16 gw 192.168.2.254
down /sbin/route del -net 192.168.0.0/16 gw 192.168.2.254
VD này tôi thêm một route cho tất cả các connect đi đến 192.168.0.0 trỏ về gateway 192.168.2.254 (trên máy tính còn một ip khác thộc 10.0.0.0/8 với GW là 10.0.0.1)
Dòng này tự động chạy mỗi khi bạn đụng đến networking service, thậm chí là khi tháo và gắn lại dây mạng. Đây chỉ là một ví dụ nho nhỏ cho route, tuỳ trường hợp bạn có thể add route thêm cho phong phú
Rất cám ơn bài reply. Thật sự cũng chưa gặp phải vấn đề cần 2 cái mạng nó thấy nhau nên cũng chưa nghĩ đến chuyện đó nữa.
Bac nao biet static IP voi NetworkManager 0.7 giup em voi.
Vấn đề này hơi khó bởi lên bản 8.10 user nào cũng có quyền thay đổi thiết lập mạng vì thế có thể cấu hình của bạn không đổi được. Nếu thích thì bạn download http://wicd.sourceforge.net/download.php về cài đặt tốt hơn Network Manager